QUY TRÌNH LẮP DỰNG NHÀ XƯỞNG KHUNG THÉP
Nhà xưởng khung thép đang trở thành xu hướng phổ biến trong ngành xây dựng. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Hiện tại đây là một giải pháp xây dựng khá là phổ biến được sử dụng rộng rãi. Với nhiều ưu điểm về tính năng, chi phí và thời gian thi công thì nhà xưởng khung thép đã trở thành một lựa chọn hợp lý cho các doanh nghiệp và công ty.
Trong bài viết này, Nhà Thép Trí Việt sẽ giới thiệu đến bạn quy trình lắp dựng nhà xưởng khung thép chi tiết và đầy đủ nhất. Ngoài ra chúng tôi củng sẽ chia sẽ những ưu điểm cũng như nhược điểm của nhà xưởng khung thép. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Giới Thiệu Về Nhà Xưởng Khung Thép
1.1. Nhà Xưởng Khung Thép Là Gì ?
Nhà xưởng khung thép là một dạng ứng dụng của công trình nhà thép tiền chế. Đây là loại công trình được xây dựng với phần khung được làm bằng thép. Khung thép bao gồm các thành phần như cột thép, dầm thép và các kết cấu bằng thép khác. Những khung thép này được lắp ráp và kết nối với nhau để tạo thành một không gian xây dựng chắc chắn và linh hoạt.
Trong quá trình lắp đặt, các cấu kiện sẽ được liên kết với nhau bằng các bulông. Như vậy, quá trình sản xuất nhà thép tiền chế, bao gồm cả các bước kiểm tra và quản lý chất lượng, có thể được chia thành ba công đoạn chính: Thiết kế – Sản xuất – Lắp đặt.
1.2. Cấu Tạo Nhà Xưởng Khung Thép.
Nhà xưởng khung thép hoặc nhà thép tiền chế có cấu tạo bao gồm các thành phần chính sau:
Kết cấu khung xương: bao gồm tổ hợp cột, kèo thép, dầm…
Hệ kết cấu phụ: bao gồm xà gồ (xà gồ Z, C và U…), thanh chống đỉnh tường, sườn tường, dầm tường và các cấu kiện khác.
Hệ bao che và phụ kiện như tôn mái, tôn vách…
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư và khách hàng, thiết kế của nhà xưởng khung thép có thể tích hợp thêm các kết cấu sau:
Sàn tầng lửng, dầm cầu trục (giúp nâng đỡ hệ thống cầu trục), hệ trợ lực mái, lối đi…
Các phụ kiện chi tiết: mái che, mái mở rộng, diềm ốp, ống xối, máng xối, đỉnh mái, hệ thống thông gió, cáp giằng…
2. Tại Sao Nên Chọn Nhà Xưởng Khung Thép
Nhà xưởng khung thép là một lựa chọn thông minh và hiệu quả cho việc xây dựng các mô hình nhà xưởng hiện nay. Với những tính năng và ưu điểm vượt trội. Nhà xường bằng khung thép trở thành một giải pháp hấp dẫn cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm.
2.1. Ưu điểm Của Nhà Xưởng Khung Thép
- Độ bền cao: Khung thép có khả năng chịu lực tốt. Có thể chống lại được các tác động của thời tiết, môi trường. Khung thép được sản xuất từ thép cao cấp. Có độ bền cao và có thể sử dụng trong thời gian dài mà không bị xuống cấp.
- Thời gian thi công nhanh chóng: khung thép được gia công sẵn tại xưởng. Nên thời gian thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Khung thép được vận chuyển đến công trình và lắp dựng nhanh chóng. Chỉ mất khoảng 10-15 ngày để hoàn thành một nhà xưởng có diện tích dưới 1.000 m2.
- Khả năng mở rộng linh hoạt: có thể được mở rộng, nâng cấp dễ dàng khi cần thiết. Khung thép có thể được tháo lắp, di chuyển dễ dàng. Nên việc mở rộng, nâng cấp nhà xưởng rất đơn giản, không tốn nhiều chi phí.
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí xây dựng nhà xưởng khung thép thường thấp hơn so với các loại nhà xưởng khác. Khung thép có giá thành rẻ hơn so với các vật
2.2. Nhược Điểm Của Nhà Xưởng Khung Thép
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhà xưởng khung thép cũng có một số nhược điểm cần được lưu ý:
- Kỹ Thuật: Việc lắp đặt khung thép đòi hỏi kỹ thuật cao và đội ngũ công nhân có kinh nghiệm
- Tính nhiệt: Khung thép có khả năng dẫn nhiệt cao hơn so với các vật liệu khác. Vì vậy cần các biện pháp cách nhiệt và PCCC nhà .
3. Quy Trình Lắp Đặt Nhà Xưởng Khung Thép
Quy trình lắp đặt nhà xưởng khung thép là một quá trình phức tạp và chi tiết. Đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao. Quá trình này bao gồm nhiều bước khác nhau. Như là từ tiếp nhận vật tư cho đến hoàn thiện và bàn giao công trình. Mỗi bước đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nhà thép tiền chế chất lượng cao, đáng tin cậy và an toàn.
3.1. Tiếp nhận – bảo quản vật tư thi công
Quá trình tiếp nhận và bảo quản vật tư thi công là bước quan trọng nhất trong quy trình lắp đặt nhà xưởng khung thép. Khi nhận vật tư, cần kiểm tra chất lượng và số lượng của khung thép, bulong, tôn và các phụ kiện khác. Vật tư cần được lưu trữ và bảo quản đúng cách. Tránh hư hỏng và mất mát trong quá trình thi công.
3.2. Lắp đặt bulong mống (bulong Neo)
Sau khi vật tư đã được kiểm tra và chuẩn bị. Bước tiếp theo là lắp đặt bulong mống (bulong Neo). Bulong mống là các bulong có đầu tròn và một mảnh mống ở đầu. Chúng được sử dụng để kết nối các bộ phận khung thép với nhau. Quá trình lắp đặt bulong mống yêu cầu sự chính xác và sử dụng công cụ phù hợp để đảm bảo độ bền và an toàn của kết cấu. Các bulong mống cần được lắp đặt với độ căng đúng, theo hướng dẫn và quy định của nhà sản xuất.
3.3. Lắp đặt phần khung chính
Sau khi lắp đặt bulong mống, tiếp theo là lắp đặt phần khung chính của nhà xưởng. Phần khung chính bao gồm các cột và dầm chịu tải chính, tạo nên hệ thống khung thép chịu lực. Quá trình lắp đặt này yêu cầu sự chính xác trong việc định vị và kết nối các bộ phận để đảm bảo tính ổn định và khả năng chịu tải của nhà xưởng. Cần tuân thủ các yêu cầu về khoảng cách, góc đặt và sự cố định của các bộ phận khung chính để đảm bảo kết cấu mạnh mẽ và an toàn.
3.4. Lắp đặt phần tôn mái
Tiếp theo sau phần khung chính là lắp đặt phần tôn mái. Phần tôn mái là lớp vật liệu bảo vệ trên mặt mái của nhà xưởng. Quá trình lắp đặt tôn mái đòi hỏi sự cẩn thận trong việc cắt và gắn các tấm tôn mái để đảm bảo tính kín nước, chống thấm và chịu được các yếu tố môi trường như mưa, nắng và gió. Cần sử dụng các vật liệu chất lượng cao. Luôn tuân thủ quy trình lắp đặt chính xác để đảm bảo tính chắc chắn và bền bỉ của mái.
3.5. Lắp đặt phần tôn vách
Sau khi hoàn thành lắp đặt phần tôn mái, tiếp theo là lắp đặt phần tôn vách. Phần tôn vách tạo thành bức tường bao quanh nhà xưởng. Quá trình lắp đặt này bao gồm cắt và gắn các tấm tôn vách vào hệ thống khung thép đã được lắp đặt trước đó. Cần đảm bảo các tấm tôn vách được cắt sao cho vừa với kích thước và hình dạng của các ô trên khung thép. Tôn vách phải được gắn kín để đảm bảo tính kín nước và chịu lực tốt. Quá trình lắp đặt phần tôn vách cũng đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng của tường vách.
3.6. Hoàn thiện và kiểm tra
Sau khi hoàn thành lắp đặt các phần khung chính, tôn mái và tôn vách. Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện và kiểm tra. Quá trình này bao gồm việc kiểm tra lại tất cả các bước lắp đặt trước đó để đảm bảo tính chính xác và an toàn của công trình. Cần kiểm tra kỹ lưỡng các kết nối, bulong và các bộ phận khác để đảm bảo không có lỗi và hỏng hóc. Ngoài ra, cần hoàn thiện các công việc như làm sạch công trình, sơn phủ và các công việc nội thất khác để tạo ra một không gian hoàn chỉnh và sử dụng được.
3.7. Bàn giao và bảo trì
Cuối cùng, sau khi quá trình lắp đặt và kiểm tra đã hoàn thành. Nhà xưởng khung thép sẽ được bàn giao cho chủ sở hữu. Trước khi bàn giao, cần tiến hành kiểm tra cuối cùng để đảm bảo rằng công trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn. Sau khi bàn giao, chủ sở hữu sẽ có trách nhiệm duy trì và bảo trì nhà xưởng để đảm bảo sự an toàn và sử dụng hiệu quả trong thời gian dài. Cần thực hiện các công việc bảo trì định kỳ như kiểm tra, vệ sinh và sửa chữa để đảm bảo nhà xưởng khung thép hoạt động ổn định và bền bỉ.
4. Nhà Thép Trí Việt – Giải Pháp Thông Minh Cho Nhà Thép Tiền Chế
Nhà Thép Trí Việt là một trong những đơn vị hàng đầu về nhà thép tiền chế tại Việt Nam. Với 19 năm kinh nghiệm, Nhà Thép Trí Việt đã xây dựng thành công hàng nghìn công trình nhà thép tiền chế trên khắp cả nước. Từ nhà ở dân dụng, nhà xưởng, nhà kho, đến các công trình công cộng, thương mại,…
Nhà Thép Trí Việt luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng những giải pháp xây dựng nhà thép tiền chế thông minh, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh. Với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư giàu kinh nghiệm thì Nhà Thép Trí Việt có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, từ những yêu cầu đơn giản đến những yêu cầu phức tạp nhất.