HỆ THỐNG PCCC CHO NHÀ THÉP TIỀN CHẾ & NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Trong thế kỷ 21 ngày nay, nhà thép tiền chế không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp xây dựng tiện ích, hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các công trình này, việc tuân thủ Tiêu chuẩn PCCC (Phòng Cháy Chữa Cháy) là không thể thiếu. Bài viết này sẽ đưa bạn đi sâu vào các tiêu chuẩn của PCCC Nhà Thép Tiền Chế, các yêu cầu và quy định cần tuân thủ để đảm bảo an toàn.

>> Xem thêm: 9 Bước Tự Thiết Kế Màu Sơn Nhà Thép Tiền Chế Với Mô Hình Thực Tế Ảo

Các Nhà Thép Tiền Chế luôn phải tuân thủ Tiêu chuẩn PCCC (Phòng Cháy Chữa Cháy)
Các Nhà Thép Tiền Chế luôn phải tuân thủ Tiêu chuẩn PCCC (Phòng Cháy Chữa Cháy)

1. Giới Thiệu Về Nhà Thép Tiền Chế

1.1. Nhà Thép Tiền Chế Là Gì ?

Nhà thép tiền chế là một trong những công nghệ xây dựng hiện đại và tiên tiến nhất được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Với sự kết hợp giữa kết cấu thép và các thành phần xây dựng được sản xuất sẵn tại nhà máy thì nhà thép tiền chế mang lại nhiều lợi ích cho các dự án xây dựng. Bao gồm tiết kiệm thời gian, công sức và tài nguyên.

Nhà thép tiền chế có thể được ứng dụng trong nhiều loại công trình. Từ nhà ở, nhà xưởng, nhà kho đến các công trình công nghiệp và thương mại. Với tính linh hoạt cao, các thành phần nhà thép tiền chế có thể được thiết kế và lắp đặt theo yêu cầu cụ thể của từng dự án. Giúp tối ưu hóa sự sắp xếp không gian và cấu trúc.

Nhà thép tiền chế là một trong những công nghệ xây dựng hiện đại đang thịnh hành trong ngành xây dựng
Nhà thép tiền chế là một trong những công nghệ xây dựng hiện đại đang thịnh hành trong ngành xây dựng

1.2. Cấu Tạo Nhà Thép Tiền Chế ?

kết cấu gồm 3 thành phần chính:

  • Kết cấu khung xương: tổ hợp cột, kèo thép, dầm…
  • Hệ kết cấu phụ: Xà gồ (xà gồ Z, C và U…), thanh chống đỉnh tường, sườn tường ,dầm tường và các cấu kiện khác.
  • Hệ bao che và phụ kiện như: tôn mái, tôn vách…

Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư, khách hàng mà các thiết kế của nhà tiền chế có thể tích hợp thêm các kết cấu sau:

  • Sàn tầng lửng, dầm cầu trục (giúp nâng đỡ hệ thống cầu trục), hệ trợ lực mái, lối đi…..
  • Các phụ kiện chi tiết: mái che, mái mở rộng, diềm ốp, ống xối, máng xối, đỉnh mái, hệ thống thông gió, cáp giằng…
Nhà Thép có kết cấu gồm 3 thành phần chính và các thành phần phụ
Nhà Thép có kết cấu gồm 3 thành phần chính và các thành phần phụ

1.3. Tại Sao Nên Chọn Nhà Thép Tiền Chế ?

  • Tiết kiệm: giúp tiết kiệm tối ưu chi phí nguyên vật liệu xây dựng, thuê nhân công.

  • Đây là loại công trình đa năng, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Vì có thể được lắp đặt kết hợp với các kết cấu, phụ kiện khác như: dầm cầu trục, sàn lửng, lối đi vận hành, diềm mái, vách ngăn….

  • Thời gian thi công, lắp dựng nhanh. Vì các kết cấu thép đều được thiết kế và gia công sản xuất tại nhà máy. Sau đó được vận chuyển đến công trình và thực hiện giai đoạn lắp đặt. Đồng thời loại công trình này dễ mở rộng quy mô hay bổ sung các chức năng. Thực hiện dựa trên các yêu cầu đa dạng của chủ đầu tư, khách hàng.

  • Nhà thép tiền chế có khả năng chống ẩm mốc tối đa. Vì được thiết kế và sử dụng chất liệu cách nước tốt cùng hệ thống mái nối đứng, diềm mái giúp thoát nước tốt.

  • Nhà thép tiền chế được đánh giá là thân thiện với môi trường. Vì kết cấu gọn nhẹ, các cấu kiện được cấu tạo từ các vật liệu có thể tái chế, hạn chế lượng rác thải xây dựng ra môi trường. Tuổi thọ dự án của các công trình này có thể từ 100 năm trở lên.
Nhà Thép Tiền Chế mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư và các doanh nghiệp
Nhà Thép Tiền Chế mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư và các doanh nghiệp

2. Tiêu Chuẩn Hệ Thống PCCC Dành Cho Nhà Thép Tiền Chế

Nhà thép tiền chế là một loại công trình được xây dựng bằng kết cấu thép đã được chế tạo sẵn và lắp ghép tại công trường. Loại công trình này có nhiều ưu điểm như thời gian thi công nhanh, chi phí thấp, độ bền cao,… Tuy nhiên, nhà thép tiền chế cũng có một số nhược điểm như dễ cháy nổ hơn các loại công trình khác. Do đó, việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho nhà thép tiền chế là vô cùng quan trọng.

Việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho nhà thép tiền chế là vô cùng quan trọng.
Việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho nhà thép tiền chế là vô cùng quan trọng.

2.1. Các Quy Định Chung Về PCCC Dành Cho Nhà Thép Tiền Chế

Tại Việt Nam, các quy định chung về PCCC cho nhà thép tiền chế được quy định tại các văn bản pháp luật sau:

  • Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001
  • Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy
  • Thông tư số 64/2014/TT-BCA ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Bộ Công an quy định về thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng

Theo các quy định này, nhà thép tiền chế phải đáp ứng các yêu cầu sau về PCCC:

  • Có thiết kế phòng cháy chữa cháy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy
  • Có hệ thống báo cháy, chữa cháy được lắp đặt, vận hành thường xuyên, đảm bảo hoạt động hiệu quả
  • Có phương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt
  • Có lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được tổ chức, huấn luyện, trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định
Quy định chung về PCCC cho nhà thép tiền chế
Quy định chung về PCCC cho nhà thép tiền chế

2.2. Các Yêu Cầu Cụ Thể Về PCCC Cho Nhà Thép Tiền Chế

Các yêu cầu cụ thể về PCCC cho nhà thép tiền chế được quy định tại các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

  • TCVN 2622- 1995 “Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế”.
  • TCVN 5738-2001 “Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật”.
  • TCVN 5760-2001 “Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng”.
  • TCVN 6379:1998 “Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật”.
  • TCVN 4513-88 “Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế”.
  • TCVN 3256-89 “An toàn cháy- Yêu cầu chung”.
  • TCVN 3890-2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”.
  • TCVN 5684:2003 “An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu – Yêu cầu chung”.
  • TCVN 4879:1989 “Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn”.
  • TCVN 48:1996 “Phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ – Những quy định chung”.

Quy chuẩn Việt Nam: 

  • QCVN 06-2020/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về an toàn cháy cho nhà và công trình”.
  • QCVN 08: 2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia” Công trình ngầm đô thị.

Theo các tiêu chuẩn này, nhà thép tiền chế phải đáp ứng các yêu cầu sau về PCCC:

  • Kết cấu thép phải được sơn chống cháy với thời gian chịu lửa tối thiểu 120 phút.
  • Cửa ra vào, cửa sổ phải được làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy.
  • Hệ thống báo cháy, chữa cháy phải được lắp đặt đầy đủ, bao gồm:
    • Hệ thống báo cháy tự động
    • Hệ thống chữa cháy tự động
    • Hệ thống chữa cháy bằng nước
    • Hệ thống chữa cháy bằng khí
  • Hệ thống báo cháy, chữa cháy phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo quy định
Các yêu cầu cụ thể về PCCC cho nhà thép tiền chế
Các yêu cầu cụ thể về PCCC cho nhà thép tiền chế

3. Hệ Thống PCCC Nhà Thép Tiền Chế Gồm Những Gì ?

Hệ thống Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC) đối với nhà thép tiền chế là yếu tố quan trọng. Vì nó sẽ đảm bảo an toàn tối đa cho công trình xây dựng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ tài sản mà còn đảm bảo sự an toàn cho những người sử dụng và làm việc trong công trình. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cấu thành hệ thống PCCC cho nhà thép tiền chế:

3.1. Hệ Thống Báo Động Cháy

Hệ thống báo động cháy bao gồm các thành phần sau:

  • Cảm biến cháy: Sử dụng các cảm biến như cảm biến nhiệt độ, cảm biến khói, hoặc cảm biến nhiệt độ và khói kết hợp để phát hiện sự cố cháy.
  • Bộ điều khiển: Nhận tín hiệu từ cảm biến cháy và kích hoạt hệ thống cảnh báo và chữa cháy.
  • Hệ thống cảnh báo: Bao gồm các thiết bị âm thanh như còi báo cháy và hệ thống ánh sáng như đèn báo cháy để cảnh báo cho người trong nhà hoặc xung quanh về sự cố cháy.
Hệ thống báo động cháy: Cảm biến cháy, Bộ điều khiển, Hệ thống cảnh báo,...
Hệ thống báo động cháy: Cảm biến cháy, Bộ điều khiển, Hệ thống cảnh báo,…

3.2. Hệ Thống Chữa Cháy

Hệ thống chữa cháy bao gồm các thành phần sau:

  • Bình chữa cháy: Cung cấp chất chữa cháy như nước, bột chữa cháy hoặc khí CO2 để dập tắt ngọn lửa.
  • Hệ thống sprinkler: Là hệ thống phun nước tự động, gồm các đầu phun được gắn trên trần hoặc tường. Khi cảm biến cháy kích hoạt, nước sẽ được phun ra để dập tắt ngọn lửa hoặc kiềm chế sự cháy.
  • Hệ thống khí foam: Là hệ thống phun bọt chữa cháy, sử dụng bọt chữa cháy để ngăn cháy lan bằng cách tạo một lớp bọt trên bề mặt cháy.
  • Hệ thống khí CO2: Sử dụng khí CO2 để tạo môi trường không khí không thể cháy, từ đó dập tắt sự cháy.
Hệ thống chữa cháy: Bình chữa cháy, Sprinkler, Khí CO2,...
Hệ thống chữa cháy: Bình chữa cháy, Sprinkler, Khí CO2,…

3.3. Hệ Thống Thoát Hiểm

Hệ thống thoát hiểm nhằm đảm bảo việc di chuyển an toàn của mọi người. Các thành phần chính bao gồm:

  • Cửa thoát hiểm: Cung cấp lối ra an toàn khỏi tòa nhà. Các cửa thoát hiểm thường phải đáp ứng các quy định về kích thước, vị trí và khả năng mở dễ dàng.
  • Cầu thang thoát hiểm: Cung cấp lối đi xuống từ các tầng cao của tòa nhà. Cầu thang thoát hiểm cần được thiết kế để chịu được tải trọng và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Lối đi thoát hiểm: Đường đi dẫn ra khỏi tòa nhà, bao gồm các hành lang, lối đi rộng và được đánh dấu rõ ràng để hướng dẫn người dùng di chuyển an toàn.
  • Hệ thống thoát khí: Đảm bảo loại bỏ khói và khí độc trong quá trình thoát hiểm. Hệ thống này có thể bao gồm quạt hút khói hoặc hệ thống thông gió đảm bảo không khí trong lành trong quá trình di tản.
  • Hệ thống ánh sáng dự phòng: Cung cấp ánh sáng dự phòng trong trường hợp mất điện, giúp người dùng nhìn rõ và di chuyển an toàn trong quá trình thoát hiểm.
Hệ thống thoát hiểm nhằm đảm bảo việc di chuyển an toàn của nhân viên và người dùng trong trường hợp cháy
Hệ thống thoát hiểm nhằm đảm bảo việc di chuyển an toàn của nhân viên và người dùng trong trường hợp cháy

3.4. Hệ Thống Hút Khói

Hệ thống hút khói giúp loại bỏ khói và khí độc trong trường hợp cháy. Tạo điều kiện an toàn cho việc di tản và cứu hộ. Các thành phần chính bao gồm:

  • Quạt hút khói: Sử dụng để hút khói và khí độc ra khỏi tòa nhà, tạo ra áp suất âm và đẩy khói ra ngoài.
  • Hệ thống ống dẫn khói: Các ống dẫn khói được cài đặt để định hướng khói từ các khu vực cháy đến ngoài tòa nhà, giúp ngăn chặn sự lan truyền của khói và đảm bảo không khí trong lành cho việc di tản và cứu hộ.
Hệ thống hút khói giúp loại bỏ khói và khí độc trong trường hợp cháy
Hệ thống hút khói giúp loại bỏ khói và khí độc trong trường hợp cháy

3.5. Vật Liệu Chống Cháy

Nhà thép tiền chế thường được sử dụng với vật liệu chống cháy để giảm thiểu nguy cơ cháy và lan truyền cháy. Các vật liệu chống cháy có thể bao gồm: sơn chống cháy, lớp phủ chống cháy hoặc vật liệu chống cháy được áp dụng lên bề mặt thép để làm giảm khả năng cháy lan và bảo vệ kết cấu thép khỏi sự ảnh hưởng của ngọn lửa.

Nhà thép tiền chế thường được sử dụng với vật liệu chống cháy để giảm thiểu nguy cơ cháy và lan truyền cháy
Nhà thép tiền chế thường được sử dụng với vật liệu chống cháy để giảm thiểu nguy cơ cháy và lan truyền cháy

4. Những Lưu Ý Quan Trọng Về PCCC Cho Nhà Thép Tiền Chế

Khi thiết kế và xây dựng nhà thép tiền chế, việc chú ý và tuân thủ các quy định về Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC) là không thể phủ nhận. Điều này đảm bảo rằng công trình không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn mà còn giảm thiểu rủi ro cháy nổ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi xây dựng nhà thép tiền chế:

1. Tư Vấn Chuyên Gia PCCC:

Trước khi bắt đầu dự án xây dựng. Thì việc tư vấn và hợp tác với chuyên gia PCCC là bước quan trọng. Họ có thể đưa ra những khuyến nghị cụ thể về cách tích hợp hệ thống PCCC phù hợp với cấu trúc và mục đích sử dụng của nhà thép tiền chế.

2. Chọn Lựa Vật Liệu Chống Cháy:

Lựa chọn vật liệu chống cháy là yếu tố quyết định đối với an toàn của nhà thép tiền chế. Sử dụng các lớp chống cháy cho kết cấu thép giúp ngăn cháy lan nhanh chóng và bảo vệ tính cấu trúc của công trình.

Lựa chọn vật liệu chống cháy là yếu tố quyết định đối với hệ thống PCCC
Lựa chọn vật liệu chống cháy là yếu tố quyết định đối với hệ thống PCCC

3. Xác Định Đúng Vị Trí Cảm Biến Báo Cháy:

Vị trí đặt cảm biến báo cháy cần được xác định sao cho chúng có thể phát hiện sớm nguy cơ cháy. Các khu vực như nơi chứa nguồn điện, kho chứa vật liệu dễ cháy cần được ưu tiên.

4. Hệ Thống Phun Nước Chữa Cháy Thông Minh:

Khi lựa chọn hệ thống phun nước chữa cháy, nên tìm kiếm các giải pháp thông minh. Điều này bao gồm hệ thống tự động hóa để điều chỉnh lượng nước dựa trên nguy cơ cháy và giảm thiểu thiệt hại do nước đối với kết cấu thép.

Cần nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng khi lắp đặt hệ thống PCCC cho Nhà Thép Tiền Chế
Cần nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng khi lắp đặt hệ thống PCCC cho Nhà Thép Tiền Chế

5. Đào Tạo Nhân Viên:

Những người lao động tham gia vào quá trình xây dựng và vận hành cần được đào tạo đầy đủ về an toàn và sử dụng thiết bị PCCC. Sự hiểu biết của họ về cách ứng phó với tình huống khẩn cấp có thể giảm đáng kể rủi ro cháy nổ.

6. Kiểm Tra Định Kỳ và Bảo Dưỡng:

Hệ thống PCCC cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Việc bảo dưỡng định kỳ giúp đảm bảo rằng mọi thiết bị đều ở trạng thái hoạt động tốt nhất.

7. Xác Định Vùng An Toàn:

Khi xây dựng nhà thép tiền chế, việc xác định các vùng an toàn là quan trọng. Điều này không chỉ giúp người làm việc tránh xa nguy cơ cháy nổ mà còn hỗ trợ quá trình ứng phó khẩn cấp.

Hệ thống PCCC cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả
Hệ thống PCCC cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả

5. Nhà Thép Trí Việt – Giải Pháp Thông Minh Cho Nhà Thép Tiền Chế

Nhà Thép Trí Việt là một trong những đơn vị hàng đầu về nhà thép tiền chế tại Việt Nam. Với 19 năm kinh nghiệm, Nhà Thép Trí Việt đã xây dựng thành công hàng nghìn công trình nhà thép tiền chế trên khắp cả nước. Từ nhà ở dân dụng, nhà xưởng, nhà kho, đến các công trình công cộng, thương mại,…

Nhà Thép Trí Việt luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng những giải pháp xây dựng nhà thép tiền chế thông minh, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh. Với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư giàu kinh nghiệm thì Nhà Thép Trí Việt có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, từ những yêu cầu đơn giản đến những yêu cầu phức tạp nhất.

Nhà Thép Trí Việt - Đơn vị hàng đầu trong ngành xây dựng Nhà Thép Tiền Chế
Nhà Thép Trí Việt – Đơn vị hàng đầu trong ngành xây dựng Nhà Thép Tiền Chế

6. Các Dự Án Tiêu Biểu Nhà Khung Thép